Theo công bố mới nhất tại hội nghị Khoa học Quốc gia ngành Răng hàm Mặt và Triển lãm Nha khoa Quốc tế lần thứ 4, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỉ lệ người mắc các bệnh về răng miệng cao nhất trên thế giới 90%.
Thực tế cho thấy đa phần người Việt Nam tìm đến bác sĩ răng hàm mặt (trừ mục đích thẩm mỹ) khi thấy răng có vấn đề, cụ thể là sưng tấy, đau nhức do sâu răng, viêm nướu, lợi nặng… Ý thức chăm sóc sức khỏe răng miệng định kỳ ở người dân còn thấp, dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh răng miệng cao, đặc biệt là sâu răng. Điều này sẽ dễ hiểu nếu xảy ra ở trẻ em, nhóm đối tượng chưa thực sự có cấu trúc răng hoàn thiện, chưa tự ý thức được vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng, hay ở người già khi tỷ lệ mất răng hoặc sử dụng răng giả rất cao.Tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ tuổi có vấn đề về răng miệng cũng không thấp (60 - 70%). Thực tế này cho thấy hơn một nửa dân số không đi khám răng (cũng theo số liệu tại hội nghị trên). Các số liệu cho thấy việc mắc các vấn đề về răng miệng không còn là chuyện của tuổi tác.
Một khảo sát nhanh tại các trung tâm nha khoa uy tín ở hà nội về thói quen chăm sóc răng miệng gia đình tại TP HCM cho thấy trẻ 7 - 12 tuổi hay có thói quen ăn vặt, số lần ăn có thể lên đến 7 lần một ngày nhưng phần lớn các em chỉ đánh răng một lần duy nhất vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc thỉnh thoảng thêm một lần chải răng trước khi đi ngủ. Các bậc cha mẹ đôi khi còn lơ là hơn con trẻ. Với người lớn tuổi (trong đó không ít người mất răng) dường như động thái chăm sóc răng miệng của họ chỉ đơn giản là súc bằng nước muối 1-2 lần trong ngày.
Chế độ ăn uống, cách thức vệ sinh răng miệng là hai nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe răng miệng và gây ra các vấn đề về răng miệng cho mọi người.Ngoài ra, do không có thói quen khám răng định kỳ 6 tháng một lần nên khi tìm đến nha sĩ, tình trạng sức khỏe răng miệng của người Việt thường đã nghiêm trọng, khó chữa hoặc để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.
>> Xem thêm : Phương pháp điều trị và dự phòng các bệnh răng miệng