Vấn đề dinh dưỡng là vấn đề cực kỳ quan trọng có sự
phát triển răng nói riêng và sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung.Vậy trẻ
cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào để không những răng khỏe mà cơ thế cũng đủ
chất dinh dưỡng cần thiết thế phát triển.Dưới đây là một số tư vấn của một số
trung tâm nha khoa uy tín ở Hà Nội về
vấn đề này
Khi trẻ ăn, uống thực phẩm có đường, vi khuẩn vốn tồn
tại trong miệng sẽ sử dụng đường để tạo ra acid. Acid tấn công và làm mềm lớp vỏ
cứng của răng (men răng) và tạo ra các lỗ sâu trên răng.
Nguy cơ sâu răng tùy thuộc vào số lượng đường ăn vào và thời gian đường tồn tại
trong miệng.
Hầu hết các loại đường đều có thể bị vi khuẩn lên men tạo acid. Đường tự nhiên
cũng như đường tổng hợp đều có tác động giống nhau lên răng.
Nếu bạn cho trẻ lên giường ngủ với 1 bình sữa để trẻ khỏi quấy khóc, đường
trong sữa hiện diện trong miệng trẻ rất lâu (suốt đêm) trong môi trường ít nước
bọt (khi ngủ lượng nước bọt tiết ít) làm tăng nguy cơ sâu răng rất nhiều lần.
Các loại nước trái cây không đường có nghĩa là không bỏ thêm đường ngoài lượng
đường tự nhiên vốn có trong trái cây.
Nêu trẻ uống nước trái cây trong ngày, răng sẽ bị đường bao bọc và nguy cơ sâu
gia tăng. Nước là thức uống tốt nhất trong ngày. Các thức ăn có tinh bột như
bánh các loại có thể dễ dàng tạo thành đường , nếu các thức ăn này tồn tại lâu
trong miệng mà không được chải rửa sẽ biế thành acid và gây sâu răng. Việc phụ
huynh cần làm là làm sạch răng cho bé và giúp bé tạo thói quen vệ sinh răng miệng
tốt chứ không phải là hạn chế bé ăn những thức ăn như bánh mì, cơm, không uống
sữa và nước trái cây vì đó đều là những thực phẩm bổ dưỡng cần thiết cho sức khỏe
và sự phát triển của trẻ.
Đừng quên đọc trên bao bì thực phẩm những thành phần chứa trong thực phẩm, thường
trọng lượng các chất sẽ được liệt kê theo thứ tự từ nhiều đến ít. Nếu thành phần
đường trong thức ăn được xếp ở đầu danh mục tức là lượng đường nhiều hơn các
thành phần khác.
Đường có nhiều loại và được dùng dưới nhiều hình thức như: dextrose, fructose,
glucose, mật ong, sirô trái cây, mật đường.
Ngoài ra cần xem xét thành phần các dung dịch thuốc cho trẻ em (như các sirô trị
ho) nếu có đường hoặc phải uống lâu dài nên hỏi ý bác sĩ và yêu cầu loại không
đường hoặc loại đường không gây sâu răng.
Ăn vặt:
Trẻ đang tuổi lớn nên rất thích ăn vặt. Phụ huynh nên hạn chế số lần trẻ ăn, uống
đường trong ngày ngoài các bữa ăn chính. Nếu trẻ uống nước trái cây trong khi
chơi, lượng đường ngày càng gia tăng kéo theo tăng lượng acid và gây sâu răng.
Tốt nhất nên uống nước giữa các bữa ăn trong ngày.
Không nên cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường như kẹo gum có đường, kẹo mút, kẹo
cứng và tránh xa các loại thức ăn mềm, có tính dính cao như kẹo dẻo, nho khô,
trái cây sấy, ...
Để các thức ăn tốt cho răng ở những nơi trẻ có thể nhìn thấy và lấy được dễ
dàng. Hãy để trái cây nhỏ, xà lách, phô mai ở ngăn dưới tủ lạnh. Đựng thức ăn
(ngũ cốc, trái cây, hạt, đậu,..) trong các hộp nhỏ nhiều màu sắc thu hút sự chú
ý của trẻ.
Khi trẻ đòi ăn bánh kẹo hãy từ chối bé và giải thích cho bé hiểu tại sao. Có thể
cho bé ăn bánh kẹo sau bữa ăn khi đó nước bọt tiết nhiều làm sạch miệng và chải
răng ngay sau khi ăn.
Và quan trọng nhất là nên đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa tốt nhất để khám 6 tháng/lần