Bản chất của phương pháp niềng răng là tạo ra sự di chuyển cho răng mà hoàn toàn không làm tổn thương răng giống như bọc răng sứ, làm mặt dán hay điều trị bệnh lý nên không gây đau cho người niềng răng. Sự di chuyển của các răng trong khi niềng răng cũng không qua lớn để tạo ra cảm giác đau. Thường thì khi lên phác đồ điều trị, bác sỹ luôn tính toán sử dụng lực kéo ở mức độ vừa đủ để di chuyển được răng mà không gây cảm giác khó chịu, nhức buốt cho bệnh nhân.
Lức kéo được sử dụng trong niềng răng thưa được tao ra từ các mắc cài, do các dây cung môi kéo tạo lực. Trong phác đồ điều trị của bác sỹ lực kéo của mỗi giai đoạn luôn được tính toán với độ lớn phù hợp và áp dụng đúng thời điểm. Mỗi đợt kéo cách nhau khoảng 3 tháng. Đây là khoảng thời gian đủ để xương hàm được tái tạo lại ổn định để thích nghi với vị trí mới của răng. Do đó, khi kết thúc một đợt kéo cũng đồng nghĩa với việc kết thúc một quá trình ổn định của xương. Cho nên, khi bước vào giai đoạn tăng lực mới, xương hàm vẫn không bị ảnh hưởng, không yếu đi. Lực kéo tạo ra rất nhỏ nhưng lại bền bỉ, nên có thể làm răng di chuyển từng chút một mà bạn thậm chí rất khó để cảm nhận được quá trình này, nên răng và xương hàm không hề thấy đau nhức.
Trừ trường hợp răng của bạn quá yếu mới phải trải qua cảm nhức hơi khó chịu trong khi đeo mắc cài. Song đa số trường hợp niềng răng đều được khảo sát rất kỹ trước khi niềng nên có thể hạn chế được những sai sót trong chỉnh lực niềng răng gây đau ngay cả khi răng yếu.
Đối với răng bị bệnh lý mà cụ thể là sâu răng như của bạn thì tình trạng chiếc răng đó không được khỏe mạnh bình thường. Tốt nhất, trước khi niềng răng bạn nên điều trị răng sâu, khi răng khỏe mạnh trở lại mới nên niềng răng.
Bạn có thê tham khảo thêm: