Phương pháp lấy cao răng đánh bật những mảng bám cứng chắc ở răng, làm sạch thân răng. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, cao răng còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Lấy cao răng sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh răng miệng nhưng nếu lấy nhiều lần sẽ không tốt cho răng, lấy định kì 3 – 6 tháng/lần mới tốt.
Cao răng là những mảng bám bị vôi hóa do hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt, là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn và chúng sẵn sàng gây bệnh răng miệng, viêm hầu họng làm giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Nếu không lấy cao răng thì vi khuẩn trong cao răng sẽ gây ra viêm nướu với các biểu hiện như: miệng có mùi hôi, chảy máu chân răng, thậm chí bị viêm mủ quanh lợi, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn là bệnh nha chu viêm dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, có thể lung lay và rụng răng.
>>> Xem thêm: chi phí cho 1 lần lấy cao răng
Ngoài ra, vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là tác nhân gây ra các bệnh ở miệng và họng như: viêm niêm mạc miệng, lở miệng, viêm họng, viêm amidan… Vì vậy, bạn cần phải lấy cao răng định kỳ để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.
Thực tế nguyên tắc hoạt động của máy lấy cao răng là tạo ra sự dao động rung nhẹ để làm vỡ dần từng mảng cao răng. Động tác rung này truyền qua dụng cụ bằng kim loại đi vào miếng vôi và phá vỡ nó. Như vậy động tác cạo vôi thực chất chỉ tác động trên miếng vôi còn răng của chúng ta rất cứng chắc, động tác rung này không có cách nào làm suy yếu răng được.
Nhưng cái gì quá nhiều cũng không tốt, lấy cao răng cũng vậy. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tốt nhất nên lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Tuy vào quá trình hình thành cao răng nhanh hay chậm, cao răng nhiều hay ít mà các nha sĩ sẽ tư vấn và quyết định có lấy cao răng cho bạn hay không. Bởi vì lấy cao răng quá nhiều có thể làm mòn mất độ bóng hoặc vỡ men răng.
>>> Xem thêm: lấy cao răng uy tín