Răng khôn bắt đầu mọc từ 18-25 tuổi, thông thương răng khôn không có tác dụng ăn nhai và luôn mọc không ngay ngắn bình thường, chúng thường mọc lệch, mọc ngầm dưới nướu đâm vào răng bên cạnh gây lên các bệnh răng miệng như: Rối loạn khớp cắn, sâu răng kế cạnh, gây viêm lợi chùm, khó vệ sinh do thức ăn nhồi nhét. Do đó việc nhổ răng khôn là rât cấn thiết để bảo vệ răng và thoái mái ăn nhai hơn.
- Chụp x-quang, khám chuẩn đoán răng khôn là việc đầu tiên bệnh nhân thực hiện, thành công của một can thiệp phẫu thuật đòi hỏi việc chẩn đoán phải chính xác.
- Sau khi khám chuẩn đoán, bệnh nhân được xét nghiệm máu trước khi nhổ răng khôn.
- Nhổ răng khôn là phương pháp tiểu phẩu, đối với những trường hợp răng mọc ngầm dưới nướu thì phẫu thuật phức tạp hơn một chút. Trong quá trình thực hiện bệnh nhân được chích thuốc tê giảm đau, trường hợp đặc biệt nếu e sợ bệnh nhân được gây tiền mê trước khi phẫu thuật.
- Nếu bệnh nhân được chích thuốc tê thì có thể về ngay sau khi nhổ răng xong kèm theo một đơn thuốc gồm thuốc giảm đau, chống sưng nề, có thể thêm kháng sinh nếu bác sĩ thấy có nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân được gây mê thì phải chờ tỉnh táo hoàn toàn và phải có người đưa về cũng kèm theo đơn thuốc như trên.
Với đội ngũ nha sĩ hàng đầu trong ngành phẫu thuật răng miệng,chúng tôi không chỉ quan niệm nhổ răng khôn là loại bỏ răng ra khỏi xương ổ, mà vấn đề chúng tôi quan tâm là làm thế nào để việc phẫu thuật làm hạn chế tối đa sang chấn cho vùng mô chung quanh.
Đối với những phẫu thuật phải mở xương hay cắt xương,sau can thiệp chúng tôi tiến hành ghép xương cho bệnh nhân nhằm tái tạo lại vùng xương đã mất giúp bệnh nhân phục hồi lại về mặt chức năng và thẩm mỹ.
Tham khảo thêm: nhổ răng bao nhiêu tiền