Ngày nay các bác sĩ sử dụng răng sứ kim loại để phục hình răng chỉ được một thời gian. Nếu để sử dụng răng được mãi mãi thì cần sử dụng chất liệu tốt hơn. Chả hạn khi làm răng cho trẻ em, mão răng sứ kim loại như thép không gỉ thường được dùng bảo vệ răng sữa khỏi bị sâu nặng hơn, tiết kiệm chi phí sau này khi lớn lên trẻ sẽ thay răng vĩnh viễn.
>>> Xem thêm: http://nhakhoahoanmy.net/nieng-rang-gia-bao-nhieu-tien-la-chuan-nhat.html
Bọc mão răng sứ là gì?
Một mão răng sứ hay gọi ngắn gọn răng sứ được chế tạo từ khối sứ nguyên theo hình dạng của răng thật bao gồm khung sườn và các lớp sứ bao bên ngoài. Phần bên trong của mão sứ rỗng để chụp lên trụ răng (trong trường hợp răng thật được bảo tồn, mài cùi làm trụ cắm mão sứ) hoặc chụp lên vít abutment (trong trường hợp răng thật phải nhổ bỏ hoặc bị mất, dùng trụ implant và vít abutment để thay thế chân răng cắm vào xương hàm).
Bọc mão răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nhất để khôi phục lại hình dạng cũng như kích thước của răng hỏng, răng mất. Khi gắn vào vị trí, mão răng sứ sẽ hoàn toàn bọc kín lấy toàn bộ phần nhìn thấy của một chiếc răng và khít với phần nướu xung quanh. Sức mạnh cải thiện của bọc mão răng sứ đối với bề ngoài của răng rất cao.
>>> Xem thêm: http://nhakhoahoanmy.net/nieng-rang-co-phai-nho-rang-khong.html
Tại sao bọc mão răng sứ lại cần thiết?
Bọc mão răng sứ được các nha sỹ chỉ định thẩm mỹ trong các trường hợp sau đây:
– Bảo tồn răng thật bị bệnh lý: răng bị sâu nặng ảnh hưởng đến các tổ chức xung quanh dẫn đến viêm nướu, viêm lợi và các nguy cơ khác như viêm tủy, áp xe ổ chân răng
– Khôi phục răng bị hỏng: răng bị sứt, mẻ, gãy, vỡ mảng lớn vì những lý do như sâu răng nặng, va chạm quá mạnh ngoài ý muốn (tai nạn…)
– Bọc kín lại răng đã từng đi trám nhưng chất liệu trám bong tróc và phần răng thật không còn đủ nhiều để trám lại.
– Dùng làm cầu răng thay thế răng mất
– Bọc lại răng bị thay đổi hình dạng hoặc đổi màu nghiêm trọng (nhiễm tetracyclin…)
– Thay thế răng thật đã mất trong phương pháp cấy ghép răng implant
>>> Xem thêm: http://nhakhoahoanmy.net/nieng-rang-o-dau-tot-nhat-va-uy-tin-nhat.html