Răng sứ là một giải pháp không chỉ cải thiện răng miệng mà còn giúp chúng ta có một hàm răng đẹp.Vậy để có thể làm răng sứ đạt được hiệu quả tối đa thì nó cũng đòi hỏi nha sĩ phải có tay nghề và kỹ thuật cao .Do vậy việc làm răng sứ tại các trung tâm
nha khoa uy tín luôn là lựa chọn hàng đầu của mọi người khi có nhu cầu khắc phục các vấn đề về răng miệng.
Và có những bệnh nhân làm răng sứ xong khi nhai bị vướng, cộm, đau khớp thái dương hàm do người làm điều chỉnh khớp cắn không tốt. Có người bị nha chu nhưng người làm vẫn phục hình răng sứ trên đó, khiến bệnh nha chu tiếp tục phát triển dẫn đến hai trụ cầu răng bị lung lay. Về lâu dài, bệnh nhân có thể mất thêm hai chiếc răng thật hai bên.
Không ít trường hợp bị tình trạng mão sứ không khít sát với cùi răng đã mài để ôm vừa đúng đường viền nướu, hoặc dưới đường viền nướu nên không đạt yêu cầu thẩm mỹ, dễ bị
sâu răng tái phát, hoặc gây hôi miệng do thức ăn bám đọng vào những khe giữa đường cổ răng của mão sứ với đường cổ răng thật của bệnh nhân.
Tuột nướu, co rút làm đường viền nướu bị hở ra, hoặc bị đen đường viền nướu cũng là một tai biến khác mà bệnh nhân có thể gặp phải khi không quan tâm đến việc tìm một địa chỉ “làm răng sứ ở đâu đẹp” và đáng tin cậy.
Hiện trên thị trường có nhiều loại sứ khác nhau với chất lượng khác nhau do có nhiều nhà sản xuất, cung cấp. Các loại sứ đó có nguồn gốc từ các nước như Đức, Mỹ, Nhật... có chất lượng tốt, trong đó cũng có không ít các trung tâm do lợi nhuận, do cạnh tranh giá cả, hạ giá răng sứ bằng cách sử dụng nguyên vật liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc, răng sứ kém chất lượng…và gần đây còn có một số loại sứ có xuất xứ từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam giá rẻ để làm cho khách hàng. Đây là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nướu sau khi làm răng sứ bị thâm xám, một thời gian sau, chất kim loại bên trong răng sứ sẽ tạo ra muối kim loại và làm ảnh hưởng lên mô xung quanh răng, làm đen chân răng, thậm chí làm mủn chân răng. Nghiêm trọng hơn cả nếu bệnh nhân bị
trồng răng sứ làm bằng hai loại kim loại khác nhau có thể sinh ra dòng điện sinh học trong miệng, khi cắn hàm răng có cảm giác như nam châm hút, có thể bị dị ứng, tiết nước miếng nhiều, gây đau, gây nhiễm độc.